Mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất mà bạn không thể bỏ qua

11/01/2021 - Đăng bởi : Vân Anh

Mẫu hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng theo định nghĩa của hướng dẫn chi tiết luật xây dựng quy định tại khoản 1, điều 2 nghị định 37/2015/NĐ-CP, thì đây là một thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một hoặc toàn bộ công trình xây dựng.

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự do đó nó cần phải có sự thỏa thuận giữa các bên. Hai bên cần ngồi lại và thỏa thuận về các điều kiện bên trong hợp đồng để có thể xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình.

Đặc điểm của các mẫu hợp đồng xây dựng là gì?

Do hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự do đó nó sẽ mang rất nhiều đặc điểm của loại hợp đồng này. Tuy nhiên về mặt chuyên ngành thì hợp đồng xây dựng cũng có một số nét đặc thù riêng.

Về chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng bao gồm có bên thứ nhất và bên thứ hai. Bên thứ nhất thông thường là bên giao thầu còn gọi là chủ đầu tư hoặc chủ đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên thứ hai có thể là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi giao cho các nhà thầu phụ, hoặc cũng có thể là trường hợp bên nhận thầu là liên danh của các nhà thầu.

Hình thức của hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng phải được thành lập bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện theo pháp luật khi tham gia hợp đồng. Nếu như người tham gia ký kết hợp đồng là một tổ chức hoặc một công ty thì bên đó phải ký tên đóng dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện chung của hợp đồng

Các mẫu hợp đồng xây dựng phải quy định đầy đủ bao gồm có quyền nghĩa vụ và mối quan hệ giữa những bên tham gia hợp đồng.

Hợp đồng xây dựng một dạng hợp đồng dân sự
Hợp đồng xây dựng một dạng hợp đồng dân sự

Phân loại các mẫu hợp đồng xây dựng phổ biến

Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng có giá trị rất lớn và nó cực kỳ quan trọng đối với hai bên. Các mẫu hợp đồng xây dựng trên thị trường hiện nay khá đa dạng và được phân chia theo rất nhiều loại khác nhau. Do đó trước khi chúng ta kết các loại hợp đồng thì cần phải hiểu đúng loại hợp đồng?

Phân loại hợp đồng theo nội dung

Việc phân chia hợp đồng theo nội dung thì chúng ta thường thấy các mẫu hợp đồng xây dựng cơ bản như sau:

  • Hợp đồng tư vấn xây dựng: đây là mẫu hợp đồng thông thường được ký kết giữa một bên là chủ thầu với một bên là định hướng hoặc tư vấn. Có nghĩa là đơn vị cung cấp dịch vụ định hướng và tư vấn sẽ không thực hiện quá trình thi công.
  • Hợp đồng thi công xây dựng: đây là mẫu hợp đồng quy định về việc thi công một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Hợp đồng thi công toàn bộ người ta còn gọi bằng một cái tên gọi khác đó là hợp đồng tổng thầu.
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị: hợp đồng này quy định về việc cung cấp các thiết bị để sử dụng và lắp đặt trong công trình bao gồm hạng mục thi công và thiết kế.
  • Hợp đồng thiết kế và thi công: đây là một trong những dạng hợp đồng ký kết quy định về việc thiết kế và thi công một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng.
  • Hợp đồng chìa khóa trao tay: Đây là một trong những dạng hợp đồng mang ý nghĩa bao quát rất lớn cho toàn bộ việc thành lập, thực hiện thi công và cung cấp các thiết bị công nghệ. Hợp đồng này thường có giá trị lớn và nó thể hiện được toàn bộ khía cạnh của một công trình xây dựng.
  • Hợp đồng cung cấp nhân lực xây dựng: dạng hợp đồng này là sẽ cung cấp nhân lực bao gồm có kỹ sư, nhân công và các loại thiết bị máy móc sử dụng để thiết kế thi công và lắp đặt.
  • Bên cạnh các mẫu hợp đồng xây dựng kể trên thì cũng có một số hợp đồng khác như vừa thiết kế, vừa cung cấp thiết bị hoặc là hợp đồng cung cấp thiết bị và thi công. Tùy theo thỏa thuận về nội dung của hai bên mà chúng ta sẽ xây dựng các loại hợp đồng khác nhau.

Phân loại các mẫu hợp đồng xây dựng theo hình thức và giá

Nếu phân loại dựa trên hình thức và giá thì các loại hợp đồng xây dựng có những dạng phổ biến như sau:

  • Hợp đồng trọn gói: dạng hợp đồng này thì các nội dung bên trong cũng như giá cả sẽ không bị thay đổi sau khi ký kết cho đến khi thanh lý hợp đồng. Tất cả các bên phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trừ một số trường hợp bất khả kháng.
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định: Đây là một trong những loại hợp đồng mà hai bên thỏa thuận một mức giá cố định để phù hợp với khối lượng cũng như số lượng công việc tương ứng. Đơn giá mà chúng ta sử dụng để tính toán giá cả sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Trừ một số trường hợp bất khả kháng không có thể xử lý được thì sẽ được giải quyết theo quy định.
  • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: mẫu hợp đồng này hoàn toàn khác với dạng hợp đồng theo đơn giá cố định. Giá cả mà hai bên thỏa thuận sẽ được điều chỉnh vào từng thời điểm hoặc tùy vào mức khối lượng công việc.
  • Hợp đồng xây dựng theo mức giá kết hợp: mẫu hợp đồng này có cách tính giá dựa trên các phương thức kể trên.

Phân loại hợp đồng theo quan hệ của các chủ thể

Các mẫu hợp đồng xây dựng hiện nay cũng được phân loại theo quan hệ chủ thể. Dựa trên cách phân loại này thì có các dạng hợp đồng phổ biến như

  • Hợp đồng thầu chính: hợp đồng này được ký kết giữa hai chủ thể là chủ đầu tư với tổng thầu hay người ta còn gọi là nhà thầu chính.
  • Hợp đồng thầu phụ: hợp đồng này sẽ được ký kết giữa hai bên chủ thể đó là nhà thầu chính và nhà thầu phụ.
  • Hợp đồng xây dựng giao khoán nội bộ: Đây là một trong những hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu đều cùng làm cho một tổ chức hoặc cơ quan.
  • Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài: mẫu hợp đồng này được ký kết giữa một hoặc hai chủ thể là người nước ngoài. Thông thường thì mẫu hợp đồng này được ký kết giữa chủ đầu tư trong nước và nhà thầu nước ngoài.

Download 50 loại hợp đồng xây dựng mẫu

Phân loại từng loại hợp đồng

  1. Hợp đồng giao nhận thầu khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  2. Hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình – Mẫu Hợp Đồng
  3. Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  4. Hợp đồng giao nhận thi công – Mẫu Hợp Đồng
  5. Hợp đồng kinh tế (Xây dựng) – Mẫu Hợp Đồng
  6. Hợp đồng kinh tế thi công công trình – Mẫu Hợp Đồng
  7. Hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  8. Hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng tổng thể công trình – Mẫu Hợp Đồng
  9. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn – Mẫu Hợp Đồng
  10. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn – Mẫu Hợp Đồng
  11. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn – Mẫu Hợp Đồng 1
  12. Hợp đồng thi công xây dựng (Về việc ép cọc công trình dân dụng) – Mẫu Hợp Đồng
  13. Hợp đồng thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  14. Hợp đồng thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng 2
  15. Hợp đồng thi công xây dựng công trình (Áp dụng đối với công trình đơn giản) – Mẫu Hợp Đồng
  16. Hợp đồng thi công xây dựng đường giao thông nông thôn – Mẫu Hợp Đồng
  17. Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở – Mẫu Hợp Đồng
  18. Hợp đồng tư vấn giám sát (Về việc giám sát thi công lắp đặt) – Mẫu Hợp Đồng
  19. Hợp đồng tư vấn giám sát (Về việc giám sát thi công lắp đặt) – Mẫu Hợp Đồng 2
  20. Hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  21. Hợp đồng tư vấn thiết kế (Về việc tư vấn thiết kế xây dựng công trình) – Mẫu Hợp Đồng
  22. Hợp đồng tư vấn và thiết kế kiến trúc – Mẫu Hợp Đồng
  23. Hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng tổng thể công trình – Mẫu Hợp Đồng
  24. Hợp đồng về việc thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công – Mẫu Hợp Đồng
  25. Hợp đồng xây dựng – Mẫu Hợp Đồng
  26. Hợp đồng xây dựng phần thô (Hợp đồng thi công mẫu) – Mẫu Hợp Đồng
  27. Hợp đồng xây dựng tư vấn – Mẫu Hợp Đồng
  28. Mẫu hợp đồng EPC – Mẫu Hợp Đồng
  29. Mẫu hợp đồng giao nhận thầu khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  30. Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  31. Mẫu hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình – Mẫu Hợp Đồng
  32. Mẫu Hợp đồng góp vốn bằng căn nhà chung cư – Mẫu Hợp Đồng
  33. Mẫu hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  34. Mẫu Hợp đồng nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới – Mẫu Hợp Đồng
  35. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  36. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng 2
  37. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình (Xây lắp 2011) – Mẫu Hợp Đồng
  38. Mẫu hợp đồng thiết kế xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  39. Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  40. Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng 2
  41. Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình (Về việc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình) – Mẫu HĐ
  42. Mẫu hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng công trình, tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  43. Mẫu hợp đồng tư vấn thiết kế (Về việc lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và kỹ thuật thi công) – Mẫu Hợp Đồng
  44. Mẫu hợp đồng tư vấn thiết kế kiến trúc – Mẫu Hợp Đồng
  45. Mẫu hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  46. Mẫu hợp đồng tư vấn và giám sát thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  47. Mẫu hợp đồng tư vấn và thiết kế kiến trúc – Mẫu Hợp Đồng
  48. Mẫu hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng tổng thể công trình – Mẫu Hợp Đồng
  49. Mẫu hợp đồng về việc thi công xây dựng công trình – Mẫu Hợp Đồng
  50. Phụ lục hợp đồng thi công – Mẫu Hợp Đồng

Link download file word hợp đồng mẫu

Link: https://drive.google.com/drive/folders/1cXPSRi3h1p1udVWU7_SzgYvBuDE9aPMx?usp=sharing

Hợp đồng xây dựng phân loại trên chủ thể
Hợp đồng xây dựng phân loại trên chủ thể

Nguyên tắc ký kết các mẫu hợp đồng xây dựng mà chúng ta cần lưu ý

Hợp đồng xây dựng thường khác với các mẫu hợp đồng xây nhà ở. Thông thường thì các mẫu hợp đồng này thường có giá trị lớn nên cần phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật. Đồng thời khi chúng ta ký kết các loại hợp đồng xây dựng phải dựa trên các nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc ký kết hợp đồng

  • Nguyên tắc đầu tiên cần phải đảm bảo đó là hợp đồng cần phải được ký kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện giữa hai bên chủ thể. Cơ sở lập hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và không trái với bất kỳ đạo đức nào của xã hội.
  • Bên chủ thầu phải đảm bảo được nguồn tài chính để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng.
  • Nếu như hợp đồng đồng là các chủ thể liên doanh thì nhà thầu phải có một phụ lục liên doanh kèm theo. Đồng thời trong hợp đồng phải thể hiện được đầy đủ chữ ký của các bên liên doanh và đóng dấu nếu có.

Theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ – CP cần tuân thủ những nguyên tắc

  • Đơn vị nhận thầu xây dựng phải đáp ứng được những quy định của pháp luật về năng lực hành nghề. Nếu hợp đồng là ký kết giữa các đơn vị liên doanh thì cần phải có sự phân chia công việc hợp lý. Còn nếu như là nhà thầu nước ngoài thì chúng ta cần phải thuê thêm một đơn vị thầu phụ.
  • Một đơn vị đầu tư có thể ký kết rất nhiều hợp đồng với các nhà thầu phụ. Tuy nhiên các mẫu hợp đồng này cần phải đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.
  • Tổng thầu có thể thực hiện ký kết rất nhiều hợp đồng với các đơn vị nhận thầu phụ nhưng phải có sự chấp thuận từ phía chủ đầu tư. Và phải đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất giữa các hợp đồng. Đồng thời là phải phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Bên cạnh nguyên tắc ký kết hợp đồng thì cũng có những quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng bắt buộc phải thực hiện theo.

  • Các bên chủ thể của hợp đồng bắt buộc phải thực hiện đúng nghĩa vụ cũng như quyền của mình theo quy định đã thỏa thuận. Cần phải đảm bảo thực hiện được các quy định về khối lượng phạm vi và thời gian bàn giao.
  • Các chủ thể ký kết hợp đồng cần phải có tính hợp tác trung thực và tuân thủ các quy định theo pháp luật của Việt Nam.
  • Khi thực hiện hợp đồng xây dựng tuyệt đối không xâm phạm đến lợi ích và quyền của nhà nước của cộng đồng xã hội cũng như của các tổ chức, cá nhân.

Hiệu lực của các mẫu hợp đồng xây dựng

Để đảm bảo tính hiệu lực cho các mẫu hợp đồng xây dựng thì cần phải đảm bảo những điều kiện sau đây.

  • Các chủ thể ký kết hợp đồng phải có đầy đủ hành vi năng lực dân sự theo quy định của bộ luật dân sự.
  • Cần phải đảm bảo về các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng.
  • Bên nhận thầu xây dựng phải đáp ứng về điều kiện năng lực theo quy định của luật xây dựng.

Các mẫu hợp đồng xây dựng thường có hiệu lực từ khi hai bên ký kết và và chấm dứt vào thời điểm hai bên thỏa thuận.

Hợp đồng xây dựng ký kết theo nguyên tắc bình đẳng
Hợp đồng xây dựng ký kết theo nguyên tắc bình đẳng

Tính pháp lý của các mẫu hợp đồng xây dựng

Dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam thì hiệu lực hợp đồng là cơ sở pháp lý cao nhất. Kể từ khi hai bên ký kết hợp đồng xây dựng thì cần phải thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng mà xảy ra tranh chấp thì phải dựa trên cơ sở pháp lý để giải quyết.

Nội dung tranh chấp không có trong hợp đồng thì sẽ được xử lý theo quy định của các luật có liên quan. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề này cần Căn cứ vào nội dung của hợp đồng để thực hiện xử lý. Đồng thời là không được phép xâm phạm đến lợi ích và quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng.

Với những thông tin chia sẻ về mẫu hợp đồng xây dựng hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này khi biên soạn và ký kết.

Khách hàng của chúng tôi

Back to top
BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn